Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

7 nhiệm vụ để phát triển thể thao trường học

www.sportjsc.com - 0944799693 - 0914799693

Thể thao trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộc sống, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Thể thao trường học có ý nghĩa quan trọng và rất thiết thực cho cuộc sống, góp phần nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam. Hơn nữa, thể thao trường học – giáo dục thể chất còn góp phần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước.

Trong những năm qua, thể thao học đường đã có bước phát triển đáng khích lệ, góp phần tích cực vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới và phát triển của ngành TDTT. Các môn thể thao được áp dụng nhiều hơn trong trường học với nhiều nội dung phong phú như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, nhảy cao, nhảy xa... khiến cho các em phát huy hết tiềm năng và ngày càng yêu thích thể thao hơn.


Hơn nữa, thể thao trường học còn giúp học sinh giảm bớt những áp lực, tăng cường thể chất, là một biện pháp giải trí tích cực.

Tuy nhiên, để phát triển Thể thao trường học, việc trước tiên chúng ta cần giải quyết là: xây dựng nhiều sân chơi bổ ích cho các em, mở nhiều câu lạc bộ, trung tâm thể thao dành cho các em, mở các lớp học về nhiều môn thể thao, tổ chức các giải thể thao khuyến khích các em tham gia. Đặc biệt phải thuyết phục cha mẹ học sinh hiểu rằng: việc tập luyện thể thao cho các em là việc hết sức quan trọng, góp phần nâng cao thể lực cho các em.

Giáo dục thể chất cho học sinh cần sự phối hợp của các các cơ quan hữu quan, để đưa ra những giải pháp tối ưu, đồng bộ, mới mong phát triển và hoàn thiện công cuộc khó khăn, nhưng rất cần thiết – nâng cao chất lượng con người Việt Nam.

Trước thực trạng về công tác Thể dục thể thao trong trường học, trong đó đáng chú ý là những tồn tại, hạn chế cần được bổ sung, chỉnh sửa sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cũng như thể thao trong trường học, Bộ Chính trị đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể:


Năm học 2012-2013, năm đầu thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, trước những yêu cầu mới, với mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học đó là:

Đẩy mạnh công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển toàn diện, góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Việt Nam, làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao và xây dựng lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh, thiếu niên.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học; đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh, sinh viên Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt.

Theo đó, có 7 nhiệm vụ cụ thể cần triển khai thực hiện:


- Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khóa.

- Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá với các tiêu chí đánh giá cụ thể, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường.

- Xây dựng hệ thống các trường, lớp năng khiếu thể thao, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia.

- Phát triển thể dục thể thao ngoại khóa, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học; khuyến khích học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao. Củng cố và phát triển hệ thống thi đấu thể dục thể thao giải trí thích hợp với từng cấp học, từng vùng, địa phương.

- Tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch cơ sở giáo dục đào tạo có sơ sở vật chất đáp ứng hoạt động TDTT trường học theo quy chuẩn quốc gia.

- Tăng cường xây dựng cơ chế, chính sách, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên TDTT; đẩy mạnh huy động các nguồn xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện thể dục thể thao, hướng dẫn viên TDTT cho các cơ sở giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc diện khó khăn theo quy định của Nhà nước.

- Tăng cường công tác đào tạo giáo viên TDTT, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ngoại khóa cho hướng dẫn viên TDTT; tăng cường công tác giáo dục, truyền thông trong giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học…

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét